Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm du lịch phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào những yếu tố then chốt như nguồn du khách quốc tế, số lượng chuyến bay thẳng gia tăng, chính sách thị thực cải thiện và đầu tư vào cơ sở hạ tầng .
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotel châu Á - Thái Bình Dương khẳng định: "Việt Nam được xem như một điểm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế khi đã và đang phát triển các dự án BĐS có chất lượng, tiêu chuẩn cao".
Theo ông Mauro Gasparotti, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng là uy tín của nhà quản lý. Thời gian gần đây, số lượng nhà quản lý du lịch quốc tế tham gia lĩnh vực này này tăng lên nhanh chóng, đem lại dịch vụ chuyên nghiệp và trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng. Ông Mauro Gasparotti cho rằng đây là một lợi điểm mà nhà đầu tư cần cân nhắc khi mua BĐS nghỉ dưỡng, nhằm đảm bảo về lợi nhuận lâu dài.
Trong khoảng 3 năm gần đây, xu hướng này gia tăng mạnh mẽ ở các thị trường lớn như Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc và Đà Nẵng với tốc độ tăng trưởng ngành du lịch khoảng 30%, kéo theo nguồn cung về BĐS du lịch cũng bùng nổ.
Dẫn tới quỹ đất tại các địa phương này ngày càng hạn hẹp và đắt đỏ, vì thế, gần đây xuất hiện những làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các "ông lớn" địa ốc sang các thị trường mới như Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu…
Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...đang thu hút hàng loạt dự án BĐS du lịch tầm cỡ - ảnh 1
Ninh Thuận đang trở thành thị trường mới hút các nhà đầu tư địa ốc
Không khó để điểm danh những dự án BĐS du lịch tầm cỡ thế giới đã và đang được triển khai ở những địa phương này. Có thể kể tới như Tập đoàn Crystal Bay đang xem Ninh Thuận là một thị trường chiến lược với kế hoạch phát triển 10.000 phòng khách sạn cao cấp với 4 dự án quy mô lớn, trong đó SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang - Tổ hợp nghỉ dưỡng giải trí biển tiêu chuẩn quốc tế lớn nhất tỉnh Ninh Thuận cho đến thời điểm hiện tại của tập đoàn này đã được động thổ mới đây.
Khu nghỉ dưỡng này có quy mô 3.300 phòng khách sạn, tổng mức đầu tư lên tới 4.500 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành 6/2021.
Trong khi đó, tập đoàn Novaland cũng đang đầu tư mạnh mẽ hàng tỷ USD vào Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu với chuỗi dự án du lịch NovaWorld gồm NovaWorld Phan Thiết quy mô 1.000ha, NovaWorld Hồ Tràm hay NovaHills Mũi Né…
Trong số những thị trường mới nổi thì Ninh Thuận đang là vùng đất mới giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác xứng tầm. Sau Hội nghị xúc tiến đầu tư hồi tháng 8 năm ngoái, Ninh Thuận bắt đầu xuất hiện hàng loạt những tên tuổi lớn như Vinpearl, FLC, T&T, Crystal Bay, TDH Ecoland, CMX (Canada), Adani (Ấn Độ), Blue Circle và Sinergy (Singapore)..., …đặc biệt là Crystal Bay với vai trò nhà đầu tư chiến lược tại đây.
Theo giới chuyên gia nhận định, Ninh Thuận là địa phương có nhiều thuận lợi để phát triển BĐS du lịch như đường bờ biển dài trên 100km, có nhiều địa danh văn hóa nổi tiếng, khách du lịch tăng mạnh hàng năm…đặc biệt là lượng khách Nga mà tập đoàn Crystal Bay luôn sẵn có với những chuyến bay charter tới Cam Ranh (khoảng 60% khách Nga tới Việt Nam), từ đó đi thẳng tới Ninh Thuận với quảng đường chỉ chừng 60km.
Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...đang thu hút hàng loạt dự án BĐS du lịch tầm cỡ - ảnh 2
Các dự án BĐS du lịch tầm cỡ đang đổ bộ vào các thị trường mới nổi
Tuy nhiên, Ninh Thuận lại đang thiếu phòng khách sạn đạt chuẩn 4-5 sao quốc tế. Chính vì thế, cơ hội để những tổ hợp nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở Ninh Thuận như SunBay Park có cơ hội để bứt phá.
Bên cạnh đó, cơ chế ưu đãi đặc thù mà Thủ tướng Chính phủ mới đây đã phê duyệt cho Ninh Thuận sẽ là động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng ở địa phương này, nhất là các dự án năng lượng tái tạo và du lịch. Với những cơ chế ưu đãi và thông thoáng, năm 2018 tỉnh Ninh Thuận đã thu hút được một lượng lớn dự án đầu tư vào địa phương này, gấp đôi so với 2017. Đã có 89 dự án đăng ký là sự bứt phá ngoạn mục đưa thu hút nguồn vốn đăng ký đầu tư lên đến gần 75.000 tỷ đồng.
Chính phủ đã đồng ý bổ sung các khu du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, Cà Ná - Mũi Dinh vào các khu du lịch quốc gia thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đây là cơ sở để hàng loạt dự án BĐS du lịch nghìn tỷ sẽ được phát triển ở khu vực phía Nam tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài ra, Chính phủ đồng ý chủ trương được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp như quy định đối với các tỉnh Tây Nguyên; việc Chính phủ đồng ý chủ trương việc ngân sách Trung ương bố trí 100% vốn đối ứng cho các dự án ODA phần cấp phát triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; việc sử dụng nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách…
Điều này dẫn tới việc thuận lợi cho Ninh Thuận triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông thời gian tới như 12km dự án mở rộng đường quốc lộ 27, dự án đường ven biển sẽ được thanh toán vốn đầu tư 225 tỷ…
Đây cũng là yếu tố thuận lợi nữa tạo cú hích cho việc phát triển dự án BĐS du lịch, biến Ninh Thuận trở thành một "thiên đường du lịch" mới nổi trong tương lai không xa. Nói như ông Lưu Xuân Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận: " trong 4 năm tới bất động sản du lịch sẽ là đầu tàu trong chiến lược kiềng 3 chân phát triển kinh tế Ninh Thuận: bất động sản, du lịch và năng lượng sạch. Ưu tiên tạo quỹ đất chuẩn bị cho nhiều dự án lớn đầu tư, phát triển khu đô thị hiện đại ven biển, nhà ở, văn phòng cao cấp…"
Trí thức trẻ